CÔNG NGHỆ XỬ LÝ GREE

Công Nghệ Xử lý Khí Thải GREE

Các công nghệ xử lý khí thải hiện nay

1. Tháp rửa khí (Scrubber)

Tháp rửa khí được cấu tạo: gồm một cấu kiện hình trụ tròn hoặc chữ nhật bên trong có chứa một lớp đệm bằng vật liệu rỗng và trong quá trình hoạt động được tưới nước. Lớp vật liệu rỗng thường dùng là các loại khâu có hình dạng khác nhau làm bằng kim loại màu, sứ, nhựa.

Nguyên lý hoạt động: Khí đi từ dưới lên xuyên qua lớp vật liệu rỗng, khi tiếp xúc với bề mặt ướt của lớp vật liệu rỗng thành phần ô nhiễm ở dạng rắn sẽ bị giữ lại còn khí sạch thoát ra ngoài. Phần cặn rắn bị nước cuốn trôi xuống thùng chứa và được xả định kỳ dưới dạng bùn. Lớp vật liệu sẽ được rửa định kỳ nhằm chống hiện tượng tắc nghẽn dòng khí.

Nhược điểm của loại thiết bị này là khi hoạt động với vận tốc khí cao thì thiết bị này sẽ bị hiện tượng nước bị thổi ngược trở lên và có thể tràn vào đường ống thoát khí sạch.

2. Tháp hấp phụ 

Hấp phụ là quá trình phân ly khí dựa trên sự hấp phụ của một số chất hấp phụ đối với chất ô nhiễm có trong khí thải. Trong quá trình này các phân tử chất khí ô nhiễm trong khí thải bị giữ lại trên bề mặt của vật liệu hấp phụ.

Quá trình hấp phụ còn được sử dụng rộng rãi để khử ẩm trong không khí hoặc trong môi trường khí nói chung, khử khí độc hại và mùi trong khí thải, thu hồi các loại hơi, khí có giá trị lẫn trong không khí hoặc trong khí thải.

3. Tháp gia nhiệt 

Phần lớn các chất ô nhiễm có mùi khó chịu đều cháy được hoặc bị oxi hóa về mặt hoá học để biến thành chất ít có mùi hơn khi phản ứng với oxi ở nhiệt độ thích hợp.

Một số các loại công nghệ như công nghệ khai thác và lọc dầu thải ra rất nhiều khí cháy được kể cả những chất hữu cơ rất độc hại. Phương pháp xử lý hiệu quả và an toàn nhất cho trường hợp này là thiêu đốt bằng ngọn lửa trực tiếp, thiêu đốt ngay bên trong ống khói hoặc buồng đốt riêng biệt.

Một số các hơi, khí hữu cơ nếu thải trực tiếp vào môi trường sẽ gây phát sinh mùi hôi thối và quá trình thiêu đốt có tác dụng phân huỷ rất hiệu quả các loại chất này. Tuy nhiên nhược điểm của công nghệ này là chi phí đầu tư và vận hành lớn.

Ngòai các phương pháp xử lý khí thải nêu trên, trên thị trường hiện nay vẫn còn sử dụng các phương pháp xử lý khí thải khác như xử lý khí thải bằng công nghệ sinh học, xử lý khí thải bằng quá trình ngưng tụ, xử lý khí thải bằng phương pháp pha loãng… tuy nhiên tính ứng dụng của các phương pháp này không cao và phức tạp trong quá trình vận hành nên chưa được ứng dụng rộng rãi.

Công Nghệ Xử Lý Nước Thải - Xử Lý Khí Thải GREE

Gzim công nghệ mới mang tính đột phá ứng dụng trong quy trình xử lý yếm khí
Công nghệ Gzim yếm khí được GREE phát triển năm 2015. Khắc phục được nhược điểm của quy trình xử lý kỵ khí đồng thời giúp thi công bể xử lý nước thải yếm khí công cần phủ bạt hay nắp đậy...
Công nghệ xử lý nước thải MBR (Membrane Bio Reactor)
Công nghệ xử lý nước thải MBR là sự kết hợp của cả phương pháp sinh học và lý học. Mỗi đơn vị MBR trong bể xử lý nước thải được cấu tạo gồm nhiều sợi rỗng liên kết với nhau...
Công nghệ xử lý nước thải MBBR (Moving Bed Bio Reactor)
Công nghệ MBBR là một trong những công nghệ tiên tiến nhất hiện nay trong quá trình xử lý nước thải. Công nghệ xử lý nước thải MBBR kết hợp ưu điểm của các quá trình...
Công nghệ xử lý nước thải AFBR (Advance Fix Bed Reactor)
Công nghệ AFBR (Advance Fixed Bed Reactor) là một công nghệ được GREE phát triển từ công nghệ FBR (Fixed Bed Reactor) được bổ sung hệ thống sensor cảm biến...
Công nghệ xử lý nước thải AOP (Advance Oxidation Process)
Công nghệ AOP (Advanced Oxidation Processes) là một công nghệ được GREE ứng dụng để xử lý triệt để chất ô nhiễm hữu cơ khó phân hủy trong nước thải...
Công Nghệ Xử lý Khí Thải GREE
Đây là quy trình xử lý tiêu biểu áp dụng công nghệ độc quyền GREE dựa trên các quy trình hóa lý EAO (Extraction - Absorbtion - Oxidation) bao gồm 3 cấp độ xử lý: hấp thụ, trích ly ướt và oxi hóa ....