CÔNG NGHỆ XỬ LÝ GREE

Công nghệ xử lý nước thải AOP

Công nghệ xử lý nước thải AOP (Advance Oxidation Process)

Công nghệ AOP (Advanced Oxidation Processes) là một công nghệ được GREE ứng dụng để xử lý triệt để chất ô nhiễm hữu cơ khó phân hủy trong nước thải dựa vào các quá trình oxi hóa nâng cao.

Sơ đồ nguyên lý quá trình AOP
Sơ đồ nguyên lý quá trình AOP

Các quá trình oxi hóa nâng cao được định nghĩa là những quá trình phân hủy oxi hóa dựa vào gốc hydroxyl (OH.) hoạt động tự do, được tạo ra tại chỗ ngay trong quá trình xử lý. Gốc hydroxyl là một trong những tác nhân oxi hóa mạnh nhất được biết từ trước đến nay, gốc này có khả năng phân hủy không chọn lựa mọi hợp chất hữu cơ, dù là hợp chất khó phân hủy nhất, biến chúng thành các hợp chất vô cơ (còn gọi là khoáng hóa) không độc hại như CO2, H2O, các acid vô cơ…

Từ các tác nhân oxi hóa thông thường như hydrogen peroxide, ozone… có thể nâng cao khả năng oxi hóa của chúng bằng các phản ứng khác nhau để tạo ra gốc hydroxyl, thực hiện quá trình oxi hóa gián tiếp thông qua gốc hydroxyl. Vì vậy các quá trình này được gọi là các  quá  trình  oxi  hóa  nâng  cao  AOP  (Advanced  Oxidation  Processes).  Quá trình oxi hóa nâng cao là công nghệ tiên tiến có vai trò quan trọng trong việc đẩy mạnh quá trình oxi hóa, giúp phân hủy nhiều loại chất hữu cơ ô nhiễm khác trong nước thải. Các quá trình oxi hóa nâng cao rất thích hợp và đạt hiệu quả cao để phân hủy các chất ô nhiễm hữu cơ khó phân hủy (POPs), hydrocarbon halogen hóa (trihalomethane, trichloroethane, trichloroethylene…), hydrocarbon aromatic (benzene, toluene, ethylbenzene, xylen…), PCBs, nitrophenol, các hóa chất bảo vệ thực vật, dioxine và furans, thuốc nhuộm, chất hoạt động bề mặt...

Bảng Khả năng oxi hóa của các tác nhân oxi hóa:

(Nguồn: Hager A. G. Innovat. Hazard. Waster Treat. Technol. Ser. 1990)

CƠ SỞ KHOA HỌC CÔNG NGHỆ AOP

Quá trình tạo ra gốc hydroxyl OH.

Do gốc hydroxyl (OH.) có khả năng oxi hóa rất mạnh, tốc độ phản ứng oxi hóa rất nhanh và không chọn lựa khi phản ứng với các hợp chất khác nhau. Do đó cần tạo ra gốc OH. từ các tác nhân oxi hóa thông thường như hydrogen peroxide thông qua phản ứng hóa học (H2O2/Fe2+, O3/H2O2, O3/xúc tác), hay nhờ năng lượng bức xạ tia UV (O3/UV, H2O2/UV, O3+H2O2/UV, TiO2/UV) và các nguồn năng lượng cao (siêu âm, tia gamma, tia X, chùm electron…).

Hình minh họa quá trình tạo ra gốc OH. tự do

Cơ chế phản ứng và phương thức phản ứng của gốc hydroxyl OH.

Khi gốc OH. tự do được hình thành, lập tức hàng loạt các phản ứng khác xảy ra tiếp theo kiểu chuỗi những gốc hoạt động mới. Vì vậy, sự hình thành gốc hydroxyl được xem như khơi mào cho hàng loạt các phản ứng khác xảy ra trong dung dịch. Vì phản ứng của gốc hydroxyl xảy ra không chọn lựa, nên trong quá trình đó tạo ra nhiều sản phẩm trung gian khác nhau, khó tiên đoán tất cả những sản phẩm oxi hóa trung gian sinh ra trong quá trình.Gốc hydroxyl có thể tác kích với các chất ô nhiễm theo kiểu sau đây:

  •  Phản ứng cộng với các hợp chất không no, mạch thẳng hoặc vòng thơm, tạo ra gốc hydroxylate hoạt động.
  • Phản ứng cộng với các hợp chất no hoặc không no, tạo thành nước và gốc mới hoạt động.
  •  Phản  ứng  trao  đổi  điện  tử  tạo  ra  gốc  ion  mới  hoạt  động:     Quá trình phản ứng tiếp tục phát triển nhờ các gốc tự do mới sinh ra theo kiểu phản ứng chuỗi cho đến khi vô cơ hóa (khoáng hóa) hoàn toàn hay chuỗi phản ứng bị đứt.

Mục đích mong muốn cuối cùng của các quá trình oxi hóa các chất ô nhiễm trong nước thải là “khoáng hóa”, tức chuyển hóa các chất ô nhiễm hữu cơ thành các chất “vô cơ” đơn giản và không độc hại. Cụ thể là:

  • Carbon trong phân tử chất ô nhiễm thành carbon dioxide
  • Hydrogen trong phân tử chất ô nhiễm thành nước
  • Phospho trong phân tử chất ô nhiễm thành phosphate hay acid phosphoric
  • Sulfur trong phân tử chất ô nhiễm thành sulfate Nitrogen trong phân tử chất ô nhiễm thành nitrate
  • Halogen trong phân tử chất ô nhiễm thành acid halogenic
  • Các hợp chất vô cơ tạo thành trạng thái oxi hóa cao hơn như Fe2+ thành Fe3+
Quá trình phản ứng trong một hệ thống AOP/ GREE

Đặc điểm nổi bật và quan trọng của gốc OH. là hầu như không chọn lựa khi phản ứng với các chất khác nhau để oxi hóa và phân hủy chúng. Trong khi đó, đối với các tác nhân oxi hóa thông thường khác, quá trình không thể xảy ra được với mọi hợp chất chất và hiệu quả Oxi hóa không triệt để.

PHẠM VI ỨNG DỤNG

Công nghệ Oxi hóa AOP thích hợp sử dụng cho các lĩnh vực sau:

-  Nước thải các ngành công nghiệp điện tử.

-  Nước thải công nghiệp & đô thị.

-  Nước thải dược phẩm & Công nghệ sinh học ngành công nghiệp.

-  Nước thải máy lọc dầu khí.

-  Nước thải ngành công nghiệp hóa chất.

-  Nước thải các ngành công nghiệp điện.

-  Nước thải công nghiệp Dệt may.

-  Nước thải ngành Mạ điện /nước thải hoàn tất kim loại.

-  Nước thải sản xuất giấy.

-  Nước thải rỉ rác.

-  Nước thải thực phẩm và nước giải khát.

Công Nghệ Xử Lý Nước Thải - Xử Lý Khí Thải GREE

Gzim công nghệ mới mang tính đột phá ứng dụng trong quy trình xử lý yếm khí
Công nghệ Gzim yếm khí được GREE phát triển năm 2015. Khắc phục được nhược điểm của quy trình xử lý kỵ khí đồng thời giúp thi công bể xử lý nước thải yếm khí công cần phủ bạt hay nắp đậy...
Công nghệ xử lý nước thải MBR (Membrane Bio Reactor)
Công nghệ xử lý nước thải MBR là sự kết hợp của cả phương pháp sinh học và lý học. Mỗi đơn vị MBR trong bể xử lý nước thải được cấu tạo gồm nhiều sợi rỗng liên kết với nhau...
Công nghệ xử lý nước thải MBBR (Moving Bed Bio Reactor)
Công nghệ MBBR là một trong những công nghệ tiên tiến nhất hiện nay trong quá trình xử lý nước thải. Công nghệ xử lý nước thải MBBR kết hợp ưu điểm của các quá trình...
Công nghệ xử lý nước thải AFBR (Advance Fix Bed Reactor)
Công nghệ AFBR (Advance Fixed Bed Reactor) là một công nghệ được GREE phát triển từ công nghệ FBR (Fixed Bed Reactor) được bổ sung hệ thống sensor cảm biến...
Công nghệ xử lý nước thải AOP (Advance Oxidation Process)
Công nghệ AOP (Advanced Oxidation Processes) là một công nghệ được GREE ứng dụng để xử lý triệt để chất ô nhiễm hữu cơ khó phân hủy trong nước thải...
Công Nghệ Xử lý Khí Thải GREE
Đây là quy trình xử lý tiêu biểu áp dụng công nghệ độc quyền GREE dựa trên các quy trình hóa lý EAO (Extraction - Absorbtion - Oxidation) bao gồm 3 cấp độ xử lý: hấp thụ, trích ly ướt và oxi hóa ....