CÔNG NGHỆ XỬ LÝ NƯỚC THẢI GREE
Công Nghệ Xử lý Nước Thải GREE
1. Xử lý nước thải bằng công nghệ mới Minicell tích hợp 5 in 1 (keo tụ, tạo bông, lắng, tuyển nổi và cô đặc bùn)
Đây là công nghệ tiên tiến mới có mặt tại Việt Nam từ năm 2016 đã thành công với nhiều dự án xử lý nước thải lớn như Masan, Minh Phú, Biwase, Trung Sơn... Công nghệ Minicell có nhiều ưu điểm hơn các công nghệ khác trên thi trường như:
- Tổng mức đầu tư cạnh tranh với công nghệ truyền thống trong nước. Vận hành hệ thống 1500m3/ngày đơn giản chỉ với 1 công nhân.
- Thiết bị xử lý nước thải Minicell rất tiết kiệm diện tích vì thời gian lưu nước chỉ 8 phút thấp hơn 15 - 38 lần so với công nghệ truyền thống có thời gian lưu nước từ 2 - 5h.
- Tiết kiệm 40% chi phí vận hành hóa chất so với công nghệ truyền thống (chi phí thực tế vận hành dự án xử lý nước thải tẩm bột chiên tôm nhà máy thủy sản Minh Phú năm là 2.400 VNĐ/m3).
- Công nghệ lắng ngược giúp giảm hơn 50% lượng bùn hóa lý sinh ra với độ ẩm thấp hơn 8 lần so với công nghệ truyền thống. Nồng độ bùn sau cô đặc từ thiết bị có thể đạt đến 8,2% giúp giảm chi phí xử lý bùn và công suất máy ép bùn.
- Hiệu quả xử lý nước thải nhiềm dầu đạt đến 100% (dự án xử lý nước thải tẩm bột chiên tôm nhà máy thủy sản Minh Phú).
- Hiệu quả xử lý Photpho tổng đạt đến 96% và Nitơ tổng đạt đến 67%.
- Hiệu suất xử lý vi sinh đạt đến 94% mà không cần dùng đến hóa chất khử trùng như công nghệ truyền thống.
- Hóa chất châm trực tiếp vào đường ống. Không cần bể khuấy trộn vào tạo bông như các sản phẩm khác.
- Có khả năng xử lý những chất hòa tan như COD, amoni, nitrit, nitrat với hiệu suất lên đến 67% mà các công nghệ khác không xử lý được.
Xem thêm catalog Minicell và các công nghệ của Tập đoàn KWI - Áo
2. Xử lý nước thải bằng phương pháp vật lý
- Song chắn rác (lưới lược thô) vận hành thủ công.
- Lưới chắn rác (lưới lược tinh) vận hành tự động.
- Bể điều hoà ổn định lưu lượng.
- Bể lắng đợt 1, bể lắng đợt 2 tách cặn lơ lửng.
Phương pháp xử lý cơ học có thể loại bỏ được đến 60% các tạp chất không tan và giảm chất ô nhiễm có khả năng phân huỷ sinh học BOD đến 20%. (Xem tiếp)
3. Xử lý nước thải bằng phương pháp hóa lý
Xử lý nước thải bằng công nghệ hấp phụXử lý nước thải bằng công nghệ hấp phụ được dùng rộng rãi để làm sạch triệt để nước thải khỏi các chất hữu cơ hoà tan sau khi xử lý sinh học cũng như xử lý cục bộ khi trong nước thải có chứa một hàm lượng rất nhỏ các chất đó. Những chất này không phân huỷ bằng con đường sinh học và thường có độc tính cao... (Xem tiếp)Xử lý nước thải bằng công nghệ trao đổi ionXử lý nước thải bằng công nghệ trao đổi ion được ứng dụng để làm sạch nước hoặc nước thải khỏi các kim loại như Zn, Cu, Cr, Ni, Pb, Hg, Cd, Mn… cũng như các hợp chất của asen, photpho, xyanua và chất phóng xạ.Phương pháp này cho phép thu hồi các chất và đạt được mức độ làm sạch cao. Vì vậy nó là một phương pháp được ứng dụng rộng rãi để tách muối trong xử lý nước và nước thải.Bản chất của quá trình trao đổi ion là một quá trình trong đó các ion trên bề mặt của chất rắn trao đổi với ion có cùng điện tích trong dung dịch khi tiếp xúc với nhau. Các chất này được gọi là các ionit (chất trao đổi ion), chúng hoàn toàn không tan trong nước... (Xem tiếp)Xử lý nước thải bằng công nghệ keo tụ tạo bôngCác hạt trong nước thiên nhiên thường đa dạng về chủng loại và kích thước, có thể bao gồm các hạt cát, sét, mùn, vi sinh vật, sản phẩm hữu cơ phân huỷ… Kích thước hạt có thể dao động từ vài (m đến vài mm. Bằng các phương pháp xử lý cơ học (lý học) chỉ có thể loại bỏ được những hạt kích thước lớn hơn 10-4 mm. Với những hạt kích thước lớn hơn 10-4 mm, nếu dùng quá trình lắng tĩnh thì phải tốn thời gian rất dài và khó đạt hiệu quả xử lý cao, do đó cần phải áp dụng phương pháp xử lý bằng công nghệ keo tụ tạo bông... (Xem tiếp)
4. Xử lý nước thải bằng công nghệ thẩm thấu
Các kỹ thuật như điện thẩm tích, thẩm thấu ngược, siêu lọc và các quá trình tương tự khác ngày càng đóng vai trò quan trọng trong xử lý nước thải. Màng được định nghĩa là lớp đóng vai trò ngăn cách giữa các pha khác nhau. Đó có thể là chất rắn, hoặc 1 gel (chất keo) trương nở do dung môi hoặc thậm chí cả một chất lỏng. Việc ứng dụng màng để tách các chất, phụ thuộc vào độ thấm của các hợp chất qua màng.Thẩm thấu ngược (Reverse Osmosis)Thẩm thấu được định nghĩa là sự di chuyển tự phát của dung môi từ một dung dịch loãng vào một dung dịch đậm đặc qua màng bán thấm. Khi áp suất tăng lên áp suất thẩm thấu ở phía dung dịch của màng như hình vẽ dưới, thì có dòng dịch chuyển ngược, nghĩa là dung môi sẽ di chuyển từ dung dịch qua màng vào phía nước sạch. Đây là khái niệm cơ bản của thẩm thấu ngược. Vì vậy có thể định nghĩa thẩm thấu ngược là quá trình lọc dung dịch qua màng bán thấm dưới một áp suất cao hơn áp suất thẩm thấu.... (Xem tiếp)Siêu lọc (Ultra filter, Nano filter)Cả siêu lọc và thẩm thấu ngược đều phụ thuộc vào áp suất, động lực của quá trình và đòi hỏi màng cho phép một số cấu tử thấm qua và giữ lại một số cấu tử khác.Sự khác biệt giữa hai quá trình là ở chỗ siêu lọc thường được sử dụng để tách dung dịch có khối lượng phân tử trên 500 và có áp suất thẩm thấu nhỏ (ví dụ các vi khuẩn, tinh bột, protein, đất sét…). Còn thẩm thấu ngược thường được sử dụng để khử các vật liệu có khối lượng phân tử thấp và có áp suất thẩm thấu cao. (Xem tiếp)
5. Xử lý nước thải bằng công nghệ sinh học
Phương pháp sinh học được ứng dụng để xử lý các chất hữu cơ hoà tan có trong nước thải cũng như một số chất vô cơ như H2S, sunfit, ammonia, nitơ… dựa trên cơ sở hoạt động của vi sinh vật để phân huỷ chất hữu cơ gây ô nhiễm. Vi sinh vật sử dụng chất hữu cơ và một số khoáng chất làm thức ăn để sinh trưởng và phát triển. Một cách tổng quát, phương pháp xử lý sinh học có thể chia làm 2 loại:
- Phương pháp kỵ khí sử dụng nhóm vi sinh vật kỵ khí, hoạt động trong điều kiện không có oxy;
- Phương pháp hiếu khí sử dụng nhóm vi sinh vật hiếu khí, hoạt động trong điều kiện cung cấp oxy liên tục. Quá trình phân huỷ các chất hữu cơ nhờ vi sinh vật gọi là quá trình oxy hoá sinh hoá.
Để thực hiện quá trình này, các chất hữu cơ hoà tan, cả chất keo và các chất phân tán nhỏ trong nước thải cần di chuyển vào bên trong tế bào vi sinh vật theo 3 giai đoạn chính như sau:
- Chuyển các chất ô nhiễm từ pha lỏng tới bề mặt tế bào vi sinh vật;
- Khuyếch tán từ bề mặt tế bào qua màng bán thấm do sự chênh lệch nồng độ bên trong và bên ngoài tế bào;
- Chuyển hoá các chất trong tế bào vi sinh vật, sản sinh năng lượng và tổng hợp tế bào mới.
Tốc độ quá trình oxy hoá sinh hoá phụ thuộc vào nồng độ chất hữu cơ, hàm lượng các tạp chất và mức độ ổn định của lưu lượng nước thải vào hệ thống xử lý. Ở mỗi điều kiện xử lý nhất định, các yếu tố chính ảnh hưởng đến tốc độ phản ứng sinh hoá là chế độ thuỷ động, hàm lượng oxy trong nước thải, nhiệt độ, pH, dinh dưỡng và nguyên tố vi lượng... (Xem tiếp)